18 thg 11, 2010

Nghiên cứu đề tài: TIÊM CHỦNG


I. Khái niệm
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng.
Ví dụ:
Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vua Mithridate VI mỗi ngày đều uống một lượng nhỏ độc chất cho cơ thể quen dần nhằm đương đầu với nguy cơ bị ám sát. Chuyện kể rằng cách này đã tỏ ra hiệu quả vì về sau, khi Mithridate thất trận và tự sát, liều thuốc độc ông ta uống vào chẳng có ép phê gì.

Ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ 10, các thầy lang Đạo giáo đã bí mật dùng một kỹ thuật phòng bệnh đậu mùa. Đậu mùa là chứng bệnh hiểm nghèo, nếu không giết chết bệnh nhân thì nó cũng để lại những vết sẹo rỗ trên mặt. Các thầy lang đã lấy vẩy sẹo của người bị bệnh(chứa mầm bệnh), cho vào một chiếc hộp kín rồi giữ ở nhiệt độ nhất định trong một thời gian để giảm độc tính, sau đó nghiền nhỏ thổi vào mũi của người khỏe chưa từng mắc bệnh đậu mùa để ngừa bệnh.
Ngày nay, tiêm phòng đã trở nên rất phổ biến, ngay khi một em bé được sinh ra đời, em đã được phòng bệnh lao. Rồi chương trình tiêm phòng này kéo dài hết 2 năm đầu tiên. Người lớn có tiêm phòng cúm, viêm gan, sắp tới có tiêm phòng hiv..

II Tiêm phòng trong đời sống
Trong đời sống hàng ngày, có nhiều loại bệnh còn cần được "tiêm phòng" đậu mùa, uốn ván, sởi. Bệnh này thuộc phạm trù khó hơn, phức tạp. Đề tài này đặt ra với câu hỏi "bạn có nên tiêm chủng để tăng sức đề kháng các bệnh vô cùng hiểm nghèo hay không?"
Giả dụ như bạn rất sợ cô đơn, bạn sợ bị một mình, bạn tăng sức đề kháng bằng cách, mỗi ngày cô đơn hơn một tí, chả mấy bạn cảm thấy hạnh phúc vì sự cô đơn đó.
Giả dụ như bạn mong chờ quá nhiều vào một ai đó, bạn dựa cả vào họ, một ngày đẹp trời họ out ra cuộc sống của bạn, bạn sẽ thế nào? chao ôi là trống rỗng và chênh vênh. Đấy ai cũng biết cảm giác trống rỗng nó thế nào rồi đấy, thà chết quách đi còn hơn. Vậy nên dựa vào ai đó đựoc coi là vừa đủ không để chếnh choáng.
Giả dụ như bạn yêu thương ai đó vô hạn, rồi họ lại là người làm bạn tổn thương nhiều nhất, có nên yêu tin hết mực ai đó không?
Giả dụ, bạn vẫn được ăn ngon và đầy đủ, có nên chăng tuần ăn "chay tịnh" chỉ lạc đậu và rau, để khi không có thịt mà ăn vẫn đủ chất dinh dưỡng.
Giả dụ, ban đang ở trong nhà ấm áp tiện nghi, một ngày ra đường ở hay ở 1 nơi kém tiện nghi hơn thì thế nào? nên chăng tuần mình đi bụi vài bữa.
Kiểu như vị vua đã đề cập ở trên, ngày xơi ít thuốc độc đến khi bị thằng nào nó đổ cả vại vào miệng vẫn cười nhăn răng??
III. Giải pháp
Đang trong quá trình nghiên cứu chưa thể đưa ra cái gọi là "conclusion", cần có thêm thời gian nghiên cứu.

P/s: Đề tài này đề cập đến 1 khía cạnh khác trong cuộc sống về sự thích nghi và tính đề kháng mục đích chỉ giúp mọi người mạnh hơn. Nên xin không đưa vô vàn ví dụ tình yêu thương của mọi người, về những cuộc điện thoại ngay tức thì, về những tin nhắn thấm đẫm nước bọt của nụ hôn, nếu không sẽ gây lạc đề hihihi Mình thành thật xin lỗi bạn Mark willy đã bỏ công sức nhiều năm qua giúp mình hiểu được định nghĩa về hạnh phúc ( là "sound of the ocean", "boss on vacation" ", clean underwear".....)

IV. Áp dụng thực tiễn
Khả năng mình sẽ sản xuất một loại thuốc độc thơm ngon béo ngậy, mà uống vào sẽ khiến mọi người hạnh phúc và bình yên, chứ ko như vị vua già bị xơi cái thứ đắng hôi sùi bọt mép.

Khả năng - mình sẽ trở thành bsỹ tâm lý rất hot ở Mỹ, đông bệnh nhân và giá dịch vụ siết cổ.
- một lô lốc bsỹ bất đẵc dĩ của mình phải bay về VN gấp trước khi thử nghiệm thuốc độc mới của mình hoàn thành.

( Ối trời ơi, hâm quá mất thôi, nhưng biết là hâm thì yên tâm không phải đi bsỹ rồi )

 

candy land by GAU&MEOMUN Copyright © 2009 Cookiez is Designed by Ipietoon for Free Blogger Template