Có một phát hiện lý thú gần đây của các nhà khảo cổ học đã làm đảo lộn hết mọi “lầm tưởng” về nguồn gốc của pasta đấy các ấy ạ. Hóa ra món ăn mà chúng mình hay quen gọi là “Mỳ Ý” lại không hề bắt nguồn từ nước Ý mà lại từ chính “người hàng xóm” Trung Quốc của chúng ta cơ đấy! Tuy nhiên dù nguồn gốc là vậy nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chính từ quê hương Italia, rất rất nhiều các loại pasta khác nhau đã ra đời, đem đến cho người dân toàn thế giới những món ăn thật thú vị và hấp dẫn
Trong tiếng Ý, pasta có nghĩa là “cục bột nhào” nên xét theo cái phương diện “ngữ nghĩa” thì trên thế giới kể đi kể lại có khi phải lên đến con số hàng nghìn các loại pasta khác nhau cơ (hix). Nhưng mà chúng mình thì chỉ nên làm “chuyên gia ẩm thực” hàng trung bình thôi các ấy nhỉ, vì thế mà hãy cùng nhau “phân loại” pasta theo cách của người Ý thôi nha!
Pasta nói chung có thể chia ra làm hai loại: Dried pasta hay còn gọi là pasta secca và Fresh Pasta hay còn gọi là pasta all’uovo, pasta fatta in casa (nghe thôi đã thấy…sa sầm mặt mày rồi). Còn chia theo cách sử dụng thì có thể chia theo hai loại là:
- Pasta Asciutta
- Pasta in prodo.
Pasta Asciutta là những loại pasta dùng trong món ăn hàng ngày, đơn giản, thuận tiện và dễ sử dụng ví dụ như spaghetti hay món nui (macaroni) quen thuộc.
Còn Pasta in prodo lại là những loại pasta mini, hình thú bé nhưng đa dạng và đầy màu sắc khác nhau nữa.
Nằm trong “khuôn khổ” những loại pasta hình sợi còn có các cái tên “lạ lạ” như: Fusilli Lunghi Bucati (nhìn xoáy tít như là cái lò xo í), Bavette, Bavetine (nghe na ná vậy như độ dài khác hẳn nhau đấy). Ziti nhỏ và mỏng hơn Maccheroncini. Hay còn khá nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa Capellini với Spaghetti lắm vì nhìn chúng cũng cứ giông giống nhau mà. Tuy nhiên thì sợi Capellini nhỏ và có màu sáng hơn sợi Spaghetti đấy!
Gần giống lasagna là Cannelloni theo kiểu "nem cuốn"
Các loại pasta sợi nhỏ thì thường ăn chung với các loại nước sốt không quá đặc, vị nồng không cao lắm.
- Ngược lại, các loại sợi to lại nên ăn cùng với nước sốt đặc sánh.
- Còn các loại không phải dạng sợi thì dùng chung với sốt có nhiều rau củ.
4 nhận xét:
Cái này là định làm thesis tốt nghiệp đấy hả, còn kinh khủng hơn bài báo khoa học của mềnh :D
The nay thi chi co ma ngay cang tron ra thoi. Lan sau chi ve thi co dua se lan nhu bi. Ha ha ha ....
(nac danh day!)
Chị ơi, đang mong ơi là mong là tự dưng "tròn như bi" mà khó ghê, hihi (đố ai hiểu là gì hihi)
Công nhận với chị mẹ Kidz... bài này chi tiết đầy đủ mạch lạc khoa học quá cơ =))
Đăng nhận xét