17 thg 4, 2011

Mùa sứa- mùa xưa cũ.


2006.Dành tặng Mèo mun, Thỏ, Sẻ, ....Yume thương yêu ( con gái và con dâu của mẹ)
Khi các con lớn lên không biết loài sứa đã bị tuyệt chủng chưa. Nếu chưa thì thật tuyệt, vì mẹ và các con có thể vui vẻ ở góc chợ bé nhỏ đúng với tên của nó để cùng nhau thưởng thức món này. Không ở đâu có món sứa ngon như quê mình, nhất định phải là sứa ở quê mình, với cái cây sú vẹt trồng ở biển quê mình, nhất định phải là rau thơm của quê mình đủ lá sắn, lá mơ, lá kinh giới... cùng nước chấm được nấu từ bỗng rượu thơm thơm, ngọt ngọt.
Và các con cũng được thừa hưởng "văn minh HN" từ bố nên mẹ giới thiệu món sứa quê bố cho các con. Cùng một công nghệ ngâm sứa như vậy chỉ khác ở nước chấm kèm theo thôi. Mẹ nhờ anh Gúc gù tìm giúp 1 cái ảnh về món sứa mà ko được chỉ có bài viết này dành cho các con.

Gỏi sứa, món thời trân từ biển
Hằng năm, cứ đến khoảng tháng 3 âm lịch, khi những tia nắng đầu tiên báo hiệu một mùa hè oi ả đến gần, những người dân gốc Hà Nội lại cùng chung niềm mong ngóng một món quà giản dị, món quà rặt quê: Gỏi sứa biển đậu phụ. Người Hà Nội vốn thích ăn quà, đặc biệt là những món ăn chơi, nhẹ nhàng và thanh cảnh. Sứa biển là một món ăn có nguồn gốc từ biển khơi, nhưng tự bao giờ đã trở thành món ăn đặc sản của Hà Nội. Tuy vậy không phải ai cũng biết đến món quà này, có lẽ do sứa là món "thời trân" (theo chữ của nhà văn Vũ Bằng, là những món ăn mỗi năm chỉ có một lần, vào một khoảng thời gian ngắn ngủi). Chỉ trong một tháng, nó đến rất vội và đi cũng rất vội. Sứa biển không bán phổ biến, bởi để làm nên món sứa ngon không phải ai cũng biết. Đó là "bí quyết gia truyền" không phải ai cũng làm được. Bây giờ muốn ăn sứa biển, người ta chỉ biết tìm đến những địa chỉ quen thuộc từ lâu nay. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là một quán ăn vỉa hè nằm trên Đường Thành, ngay đầu đoạn giáp với Hàng Bông. Bà chủ hàng là cụ bà Nguyễn Thị Hiền, ngưới gốc Hà Nội, năm nay đã 78 tuổi, nhưng đã có đến 53 năm gắn bó với nghề bán gỏi sứa. Sạp hàng của cụ khá đơn giản, một hũ mắm tôm con con, mấy miếng cùi dừa trắng nõn, những miếng đậu phụ nướng vàng ươm, chanh, ớt, và quan trọng nhất là một chiếc chậu nước ngâm đầy những tảng sứa hồng trong suốt. Tay thoăn thoắt cắt sứa, đậu, chan mắm tôm, bà cụ tươi tỉnh: "ăn được thức này thì mát lắm đấy!". Quả thật, mới nhìn, món sứa trông có vẻ hơi... ghê ghê, lại là đồ biển không biết có tanh tưởi hay không, song khi ăn rồi mới thấy thích thú lạ kỳ. Ngồi cạnh tôi là mấy bà trung niên, tự xưng là "thợ" ăn sứa lâu năm. Thấy tôi lóng ngóng với đĩa sứa, một bà cất giọng: "Phải cuộn mấy chiếc lá kinh giới với một lát cùi dừa, một miếng đậu nướng, một miếng sứa, chấm đẫm mắm tôm chanh, rồi đưa lên miệng thưởng thức". Tôi làm theo. Vị béo của đậu hoà với cái cay cay nhẹ của kinh giới, cái giòn ngậy của cùi dừa và cái thanh thanh giòn giòn của sứa quả thật rất thú vị. Người ta cũng bảo, ăn sứa phải ăn bốc kiểu "chiêu quân năm ngón" mới ngon. Món rặt quê kiểng không nên ăn uống nâng niu quá mất đi cái mộc mạc của nó. Chẳng trách, theo lời cụ Hiền, có những người nghiện sứa đến nỗi năm nào đến mùa thì cũng phải ăn ít nhất mỗi ngày một lần. Sứa là món ăn rất tốt cho cơ thể, giải nhiệt, chữa chóng mặt nhức đầu, nhất là trong cái nắng sớm tháng ba dễ gây mệt.Trừ những người bị dị ứng với đồ biển thì từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng có thể ăn. Làm gỏi sứa cũng lắm công phu. Sứa phải là giống sứa đỏ được đặt mua tận Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), theo những chuyến xe ôtô chuyển đến tay người làm hàng. Có sứa rồi phải qua công đoạn chế biến, ngâm với vỏ vẹt, lá thơm đun sôi để nguội để hãm cho sứa không tan Làm không khéo sứa sẽ nồng rất khó ăn. Bà Hiền còn cho thêm chanh và quất vào chậu nước ngâm cho thêm thơm và dậy mùi. "Mỗi ngày tôi cũng bán được hết 3, 4 chậu này đấy. Khách ăn đông, quen hàng, đủ cả người già, thanh niên, trẻ nhỏ". Ngay cả cánh đàn ông cũng thích có đĩa gỏi sữa để nhắm nhót đưa cay. Thích ăn nhất là các cụ, các bác trung niên người Hà Nội gốc, lúc nào cũng thấy háo háo trong tiết tháng ba âm...
Chỉ còn hơn nửa tháng nữa, những gánh sứa rong, những cửa hàng gỏi sứa sẽ không còn nữa. cụ Hiền lại trở lại với món quà bún đậu mắm tôm của mình để đợi đến năm sau lại chuẩn bị cho một tháng "bận rộn hơn bình thường". Cũng mong sao những món quà quê hồn hậu như thế không mất đi trong nhịp sống hiện đại hối hả ngày nay.Nguồn: hỏi anh gúc gù í
( Tranh thủ về bà ngoại mấy ngày đúng vào ngày đầu tiên của mùa sứa làm mẹ đã đi chợ rồi lại đi thêm lần nữa. Dạo này thi thoảng mẹ thấy chóng mặt nhức đầu, ko phải vì thiếu sắt như bsỹ bố nói mà chắc tại chưa ăn đủ món sứa hàng năm mẹ vẫn ăn . Chủ nhật bố về bà ngoại chắc bố phải mang 1 ít thuốc chữa bệnh đau đầu cho mẹ mới được.)

2006 chồng: em ăn sứa "luộc" à, híc híc, không ăn, nhỡ em bé làm sao thì sao?
2007 chồng: chịu khó kiêng cữ ko về già khổ lắm
2008 chồng: sữa mẹ lạnh lắm, mà chả yên tâm để em ăn...ô hô???
2009 nếu gắn thêm 1 vòng hào quang trên đầu, em cứ ngỡ mình là thiên thần vì em đã mọc cánh và lúc nào cũng bay lơ lửng trên trời
2010 chân em chạm đất, hồn em vẫn bay lơ lửng trên trời
2011 mùa mới đã đến, mai rủ cái mỏ khoét đi ngắm mình ăn, chàng yêu mình nhất sẽ chả ngăn cản mình đâu, chàng sẽ bận rộn với việc nhặt đủ các loại rau thơm cho mình. Mình bắt đầu dạy chàng phân biệt lá mơ, xà lách, rau mùi, kinh giới...hihi

Mới đó mà đã 6 năm, hây dà, nhanh như cát qua kẽ tay vậy. 17/4/2011

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

candy land by GAU&MEOMUN Copyright © 2009 Cookiez is Designed by Ipietoon for Free Blogger Template